Công Ty Cây Xanh An Phú > Tin tức > Các phương pháp trồng cỏ đậu phộng phổ biến

Các phương pháp trồng cỏ đậu phộng phổ biến

Trồng cỏ đậu là phương án mang lại rất nhiều lợi ích. Vừa phủ xanh đất trống, vừa làm cảnh. Đồng thời đặc tính sinh học của cỏ đậu phộng giúp cải tạo đất rất tốt. Cỏ đậu phộng khá dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt và có khả năng nhân giống vô tính.

Đặc điểm chung

Cỏ đậu phộng sinh trưởng quanh năm nên duy trì độ che phủ tốt, chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm vào mùa khô. Cỏ đậu phộng có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng đến đất cát, đất chua, đất phèn mặn ven biển.

Chuẩn bị mặt bằng: Về cơ bản, trồng cỏ đậu phộng không đòi hỏi quá nhiều về khâu làm mặt bằng. Chỉ cần xử lý triệt để cỏ dại và làm lớp bề mặt thật tươi xốp. Dùng cuốc xẻ rãnh sâu 10 – 15cm và hàng cách hàng 20 – 25cm. Nếu trời khô quá thì nên tưới nước qua cho đất có độ ẩm và độ kết dính. Đặc biệt là với những loại đất bạc màu, đất cát.

Cỏ đậu phộng lúc mới trồng

Cỏ đậu lúc mới trồng

Kỹ thuật trồng cỏ đậu phộng. Có 2 cách trồng chính đó là giâm cành tách ra từ cây mẹ và trồng cây cỏ đậu phộng giống ươm sẵn. Nếu bạn có ý định tự trồng tại nhà thì Công ty cây xanh An Phú khuyến khích bạn nên sử dụng cây giống ươm sẵn tại vườn ươm. Vì như vậy bạn sẽ đỡ mất công chăm sóc hơn.

Kỹ thuật trồng cỏ đậu phộng 2

Cành cỏ đậu

Cách 1: Trồng bằng cách giâm cành.

Sau khi ngâm 1/2 cành đã cắt vào thuốc kích thích ra rễ khoảng 30 phút. Sau đó ta tiến hành tạo rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm. Trồng chạy dài theo khu đất và hàng cách hàng 20 – 25 cm.

Đặt cành đã ngâm thuốc vào đất, nghiêng thân cây đồng bộ 1 góc 30° so với mặt đất. Mục đích định hướng thảm cỏ về sau. Trồng với quy cách 20 -22 khóm/m2, mỗi khóm từ 3 – 5 cành.

Lấp đất chừa phần thân trên mặt đất 10 – 15 cm. Nện chặt đất.

Tưới nước, nếu mùa khô phải rải một lớp xơ dừa lên trên để tạo độ ẩm.

Nhược điểm: Ở thời điểm sau khi trồng, cỏ đậu phộng vẫn chưa ra rễ vì vậy khi giâm cành xuống đất cỏ dễ bị chết. Đặc biệt khi gặp thời tiết bất lợi như nắng mạnh, thiếu nước hay ngập úng.

Ưu điểm: Tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với việc mua cây giống có sẳn tại vườn ươm.

Kỹ thuật trồng cỏ đậu phộng 3

Cây cỏ đậu giống

Cách 2: Trồng bằng cỏ giống ươm sẵn trong bầu

Sau khi đã chuẩn bị mặt bằng tiến hàng đánh rãnh giống như cách trồng trên.

Dùng tay nhấc cây trong bầu ra bao gồm cả đất. Sau đó đặt xuống rãnh và nghiêng 1 góc 30° so với mặt đất.

Tiến hành lấp đất, làm sao đảm bảo phần rễ đã phát triển hoàn toàn nằm dưới mặt đất.

Tưới nước.

Ưu điểm: Tỉ lệ sống cao và nhanh đan thảm, dễ chăm sóc sau khi trồng.

Nhược điểm: Tốn kém chi phí mua cỏ giống.

Cho dù bạn trồng theo phương pháp nào thì sau khi trồng bạn cũng phải đảm bảo tưới nước đầy đủ. Mật độ 3 lần/ngày trong vòng 2 tuần đầu. Sau 10 ngày tiến hành bón phân Ure với hàm lượng 1kg cho 50m2 để kích thích cỏ đậu phộng ra chồi. Hi vọng bài viết của An Phú sẽ giúp bạn có được thảm cỏ đậu phộng như ý. Thân mến!

Thẻ:, , ,