Đặc điểm cây Thằn lằn
Cây thằn lằn hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây Trầu cổ.
Tên khoa học: Ficus pumila
Họ thực vật: Moraceae
Đây là một loài cây dây leo, rễ bám tường. Cây có chiều cao từ khoảng 3-5m, tùy thuộc vào điều kiện và môi trường sinh trưởng. Thân cây phân thành nhiều nhánh.
Lá cây có hình dạng nhỏ nhắn, hình tim dài. Cây nhiều lá, tạo ra một thảm lá trên các bề mặt trồng, lá trải dài. Lá già mọc cách tạo 2 hàng dọc theo những cành cây. Các lá cây có màu xanh, chứa nhiều lông non.
Loài cây này có quả.
Ứng dụng cây Thằn lằn
Loài cây này thường được trồng bám vào tường tạo nên những bức màn màu xanh với các tán lá dày đặc. Tạo nên những mảng xanh tươi, mát mẻ bên trên những bức tường bê tông cứng nhắc. Nó còn mang lại tác dụng giúp làm giảm tiếng ồn và thanh lọc không khí.
Cây Thằn lằn có thể trồng làm cổng mái vòm xanh, trồng làm giàn che nắng ở sân vườn, công viên, khu nghỉ dưỡng. Hay cho cây leo và bám vào tường nhà, hàng rào hay cầu thang. Vừa giúp làm đẹp không gian, cải tạo mảng xanh cho nơi ở và sinh hoạt. Vừa giúp không khí trong lành, giúp ích cho sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, quả của cây có thể ăn được và được dùng làm thuốc. Quả có tính thanh mát, vị ngọt, giàu rutin. Rutin là chất chống oxy hóa có cấu trúc flavonoid (hay bioflavonoid). Với khả năng hoạt động mạnh để loại bỏ các gốc tự do phát triển trong các tế bào của cơ thể.
Trồng và chăm sóc cây Thằn Lằn
Cây có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dễ sống, thích hợp với mọi điều kiện thời tiết nắng nóng.
Cây có thể được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Cây thằn lằn không yêu cầu khó khăn về đất. Nếu muốn cây phát triển tươi tốt, đâm nhiều cành lá nên lựa chọn đất mầu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt. Muốn kìm hãm sự phát triển của cây, để cây không phát triển mạnh và dễ dàng kiểm soát sự sinh trưởng cành lá nên chọn đất ít màu mỡ và khô.
Loài cây này ưa sáng hoặc chịu bóng. Cần tưới đủ nước cho cây khi đất khô lúc cây còn nhỏ, khi cây đã lớn có thể để chúng tự tìm nước dưới lòng đất.